Xông hơi có thể chữa cảm cúm nếu bạn thực hiện đúng cách. Vì vậy đừng để phạm phải những sai lầm đáng tiếc khi thực hiện xông hơi giải cảm nhé. Bạn cần đọc kỹ những lưu ý khi xông hơi giải cảm dưới đây.
Nếu bạn có các triệu chứng như: ho, ngạt mũi, đau đầu, ớn lạnh, rét, đau toàn thân… thì có thể thực hiện phương pháp xông hơi để giải cảm. Sau khi xông hơi, bạn sẽ thấy những triệu chứng trên được thuyên giảm đáng kể, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
Đối tượng không nên xông hơi
Lưu ý xông hơi giải cảm: Đầu tiên là đối tượng khuyến cáo không nên thực hiện phương pháp xông hơi:
- Người bị các triệu chứng của cảm nhưng có dấu hiệu tiêu chảy hoặc ra mồ hôi nhiều thì không nên xông hơi.
- Phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc đang mang thai cũng không nên xông hơi.
- Người già yếu hoặc trẻ nhỏ dưới 12 tuổi.
- Người có bệnh lý về bệnh ngoài da nặng, bệnh huyết áp cao, bệnh tâm thần.

Xông hơi giải cảm có hiệu quả với tất cả mọi người?
Mặc dù xông hơi có khả năng chữa cảm rất nhanh và hiệu quả. Nhưng đó là trường hợp cảm nhẹ, mới bị trong khoảng 1-2 ngày. Khi đó gió độc đang nằm dưới da nên xông hơi có thể giúp mở thoáng lỗ chân lông cho khí độc thoát ra ngoài.
Nếu qua ngày thứ 2 tới ngày thứ 3 thì tà khí, gió độc nhiễm phải đã thâm nhập vào sâu cơ thể. Lúc đó không nên xông hơi mà nên áp dụng các biện pháp khác.
Nên dùng nguyên liệu nào để xông hơi?
Nên sử dụng những nguyên liệu từ tự nhiên để đảm bảo an toàn, lành tính với cơ thể con người.
Theo y học cổ truyền, bạn có thể sử dụng các loại nguyên liệu xông hơi là thảo dược có sẵn trong tự nhiên như lá tre, kinh giới, hoắc hương, tía tô, lá chanh, bưởi, sả, gừng, ngải cứu, tía tô… cho vào nồi đun sôi.
Hoặc bạn có thể sử dụng viên xông hơi tinh dầu ngải cứu – sản phẩm 100% made in Việt Nam sản xuất; có thành phần 10 loại thảo dược quý với hàm lượng tinh dầu cao mang đến hiệu quả cao khi xông hơi giải cảm. Sản phẩm được nén ép thành dạng viên nhỏ gọn, tiện lợi. Khi dùng chỉ cần thả vào nồi nước sôi là có thể xông ngay.

>Click để xem công dụng của viên xông hơi tinh dầu ngay!
Phương pháp xông hơi đúng cách
Với xông hơi giải cảm, bạn nên chọn phương pháp xông ướt với tinh dầu. Tinh dầu có tác dụng giải cảm rất mạnh, hương thơm của tinh dầu giúp sát khuẩn da, hệ hô hấp, đi sâu vào phổi giúp phổi có sức chiến đấu cao.
Khi đã chuẩn bị xong nồi dược liệu để xông, bạn mang vào nhà tắm dùng chăn trùm kín người hoặc có thể dùng lều xông hơi.
Ban đầu bạn chỉ nên mở hé vung để không bị sốc nhiệt. Sau đó dần dần mở ra hết để tinh dầu và hơi nóng bay vào người.
Thời gian xông hơi chỉ nên từ 10-15 phút, khi toàn bộ cơ thể đều toát mồ hôi thì dừng.
Sau khi xông xong nên lau khô người bằng khăn, thay quần áo sạch sau đó uống nước ấm hoặc nước chanh muối rồi đắp chăn nghỉ ngơi.
Lưu ý khi xông hơi giải cảm, bạn không nên lạm dụng xông quá nhiều lần. Chỉ nên áp dụng phương pháp xông giải cảm trong những ngày đầu của bệnh và chỉ nên thực hiện 1-2 lần. Mỗi lần xông không nên quá 20 phút vì có thể gây mất nước, rối loạn điện giải.
Trước khi xông hơi nên làm gì?
Việc tự điều trị xông giải cảm tại nhà có thể gặp nguy hiểm nếu người bệnh không biết rõ tình trạng sức khỏe của mình. Do đó để đảm bảo an toàn, trước khi xông bạn nên:
- Kiểm tra huyết áp, nhịp tim để điều chỉnh nhiệt độ và thời gian xông cho phù hợp với thể trạng từng người. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ phương tiện để kiểm tra tình trạng sức khoẻ của mình. Do đó, để an toàn, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi xông hơi giải cảm.
- Ngoài ra, trước khi xông hơi, bạn cần làm sạch cơ thể trước khi vào phòng xông. Việc tắm trước khi xông hơi đảm bảo rằng cơ thể của bạn đã sạch sẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xông hơi đạt hiệu quả cao.
- Trong quá trình xông, nếu bạn thấy khó thở, choáng váng, tức ngực… thì nên ngừng ngay và xem tình trạng như thế nào rồi đưa ra biện pháp xử lý kịp thời.
Sau khi xông hơi nên làm gì?
Với xông hơi giải cảm, sau khi xông xong bạn không nên tắm dù là tắm với nước ấm. Khi vừa mới xông hơi xong, lỗ chân lông vẫn đang trong trạng thái mở, rất dễ bị cảm lạnh. Nếu gặp lạnh, lỗ chân lông sẽ bít lại, không thoát được hơi nước dẫn đến khí huyết lưu thông chậm.
Vì vậy sau khi xông hơi, bạn chỉ nên lau khô người và mặc quần áo vào ngay. Có thể uống nước, ăn cháo, rồi đắp chăn nghỉ ngơi. Nên nằm ở nơi kín gió.

Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây, quá trình xông hơi giải cảm của bạn sẽ diễn ra đúng cách, thuận lợi và an toàn.