Khi tìm các loại lá xông hơi giải cảm, bạn nên lưu ý lựa chọn những loại lá có chứa hàm lượng tinh dầu cao để hiệu quả giải cảm được tốt nhất. Sau đây là các loại lá xông hơi phổ biến, dễ tìm bạn có thể tham khảo để áp dụng xông hơi tại nhà.
Việc lạm dụng các loại thuốc cảm thực sự không tốt cho sức khỏe. Bất cứ một loại thuốc nào khi uống vào cơ thể đều có những tác dụng phụ dù ít dù nhiều. Vì vậy, với những bệnh thông thường như cảm lạnh, cảm cúm thì bạn nên ưu tiên sử dụng phương pháp khác ngoài thuốc như: có thể xông hơi để giải cảm. Như vậy sẽ an toàn hơn, đồng thời hiệu quả còn rõ rệt ngay sau lần xông đầu tiên và đặc biệt là không có tác dụng phụ.
Các loại lá xông hơi giải cảm

Khi xông hơi giải cảm, bạn nên chọn các loại lá có chứa nhiều tinh dầu như: lá bưởi, lá ngải cứu, hương nhu, sả, tía tô, chanh, kinh giới, bạc hà, lá cúc tần, lá tre… Công dụng của các loại lá được dân gian như sau:
Lá ngải cứu: Giúp điều hòa khí huyết.
Lá bạc hà: Giúp sát khuẩn, chống viêm.
Lá sả: Giúp sát khuẩn, tiêu đờm, khử uế, chữa tiêu chảy, đầy hơi, nôn mửa, tốt cho hệ tiêu hóa.
Lá tía tô: Có công dụng khu phong trừ hàn, trị cảm mạo,
Lá hương nhu: Có tác dụng thanh nhiệt, chữa cảm mạo, nhức đầu, ra mồ hôi, hành khí, chỉ thống trường, trừ thấp…
Lá bưởi: Giúp giải cảm, tiêu thực.
Lá tre: Có công dụng thanh tâm giải nhiệt, tiêu đờm, sát khuẩn, ra mồ hôi…
Lá kinh giới: Tinh dầu của nó có khả năng kháng khuẩn, giảm đau, giúp ra mồ hôi.
Gừng: Giảm đau, chống co thắt cơ trơn, giảm ho, chống nôn.
Tác dụng của xông hơi giải cảm
Xông hơi giải cảm là phương pháp vô cùng hiệu quả thay thế cho thuốc kháng sinh. Khi bị cảm, lỗ chân lông bị bít tắc khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên gây ra các triệu ứng như: sốt, đau đầu, ngạt mũi, đau họng, khó chịu cơ thể, đau nhức toàn thân.

Trong khi đó tác dụng của xông hơi sẽ giúp giải tỏa sự bít tắc lỗ chân lông, nguyên nhân chính gây ra các triệu chứng khó chịu cho cơ thể khi bị cảm. Bên cạnh đó, lượng tinh dầu của các loại lá được phát tán trong không gian kín sẽ thẩm thấu vào da, lỗ chân lông, hệ hô hấp thông qua việc hít thở giúp sát khuẩn đường hô hấp một cách tự nhiên mang đến hiệu quả bất ngờ cho quá trình xông hơi giải cảm.
Sau khi xông hơi xong, bạn sẽ cảm nhận được ngay các tác dụng sau:
- Người nhẹ hơn, thở dễ dàng hơn.
- Bớt đau đầu, rát họng, cảm giác cơ thể khỏe mạnh hơn.
Viên xông hơi tinh dầu ngải cứu giải cảm hiệu quả
Xông hơi với nồi nước lá và xông hơi với viên xông hơi tinh dầu ngải cứu đều mang đến hiệu quả giải cảm rất tốt. Tuy nhiên nếu so sánh loại nào tốt hơn thì việc sử dụng viên xông hơi tẩm tinh dầu sẽ mang đến hiệu quả cao hơn. Lý do là bởi:

Chứa lượng tinh dầu cao hơn: Viên xông hơi ngải cứu có kích thước chỉ bằng 1 ngón tay nhưng lại chứa hàm lượng tinh dầu cao hơn nhiều lần so với nồi lá xông nhờ áp dụng công nghệ nén chặt các loại lá xông hơi giảm cảm chứa tinh dầu như: cứu, tràm, bưởi, tía tô, bạch đàn, chanh, sả, bạc hà… giúp cho quá trình xông hơi giải cảm đạt hiệu quả tốt hơn.
Công tác chuẩn bị cho quá trình xông hơi cũng đơn giản hơn: Bạn chỉ cần cho 1 viên xông hơi vào nồi xông rồi ấn nút là xông. Nếu không có nồi xông hơi thì bạn có thể đun sôi nước bằng nồi cơm điện rồi thả 1 viên xông hơi vào và xông.
Tinh dầu thẩm thấu tốt hơn: Điểm vượt trội nhất của viên xông hơi tẩm tinh dầu ngải cứu đó là ứng dụng công nghệ Nano giúp các hạt tinh dầu được phát tán dưới dạng phân tử Nano đi sâu vào lỗ chân lông, hốc mũi giúp sát khuẩn đường hô hấp tốt hơn.
Không bị nóng da khi xông: Đồng thời công nghệ Nano còn giúp giảm nhiệt trên da giúp quá trình xông hơi được lâu mà không bị nóng bề mặt da.
Không sử dụng hóa chất: Nếu so với các sản phẩm xông hơi khác trên thị trường thì viên xông hơi tinh dầu ngải cứu có thế mạnh hơn ở điểm: Không sử dụng keo kết dính và chất tạo mùi công nghiệp mang đến sự an toàn cao nhất cho người dùng.
Lời khuyên:
Nếu bạn muốn xông hơi giải cảm, xông hơi giảm cân, làm đẹp da, xông hơi sau sinh thì có thể cân nhắc sử dụng sản phẩm xông hơi tinh dầu ngải cứu này.
Lưu ý khi xông hơi giải cảm
- Không xông hơi quá 20 phút/lần. Một ngày xông 1-2 lần.
- Nên lau khô mồ hôi ngay sau khi xông, mặc quần áo và đắp chăn kín để tránh gió lùa khiến cơ thể bị nhiễm lạnh.
- Không xông hơi nếu đang mang thai. Chỉ nên xông hơi sau khi sinh.
- Không xông hơi khi đang sốt cao.
- Sau khi xông cũng không nên tắm ngay, nếu tắm thì nên tắm với nước ấm. Tuy nhiên lời khuyên là bạn chỉ nên tắm sau sau khi xông hơi khoảng 6h.
Xông hơi thực sự đem đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bên cạnh công dụng giải cảm thì nó còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao thể lực, thư giãn tinh thần. Vì vậy, đừng để chờ bệnh mới xông hơi. Hãy coi xông hơi như là một cách để bạn tăng cường sức khỏe, đẩy lùi nguy cơ nhiễm bệnh.
Trên đây là các loại lá xông hơi giải cảm và sản phẩm viên xông hơi tinh dầu ngải cứu. Hy vọng rằng những chia sẻ trên đây đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích trong việc bảo vệ sức khỏe của mình.