Bạn đang phân vân không biết nên sử dụng viên xông cảm như thế nào? Có điều gì cần lưu ý khi sử dụng viên xông giải cảm hay không. Trong bài viết này Sài Gòn TCS sẽ hướng dẫn chi tiết cùng bạn cách dùng viên xông cảm và xông hơi trị cảm đúng cách với viên xông giải cảm TCS.
Viên xông hơi giải cảm TCS
Viên xông hơi TCS là sản phẩm viên nén xông hơi 100% thành phần tinh dầu thiên nhiên đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe.
- Sản phẩm được phối trộn bởi các loại tinh dầu: Ngải cứu, Tràm, Tía tô, Bưởi, Bạch đàn chanh, Sả Java, Bạc hà… và một số tinh dầu quý khác. Đây đều là những loại tinh dầu thiên nhiên cực kỳ tốt, an toàn và được sử dụng phổ biến trong các nồi nước xông, phương pháp xông hơi truyền thống.
- Viên xông TCS sử dụng công nghệ nén chặt không dùng keo kết dính, công nghệ đã giúp sản phẩm đạt giải thưởng và chứng nhận chất lượng từ châu Âu.
- Sản phẩm 100% thành phần tinh dầu thiên nhiên KHÔNG chứa keo kết dính, không hóa chất, không dầu nền.
- Nguyên vật liệu được chọn lọc kỹ càng: Tinh dầu được chiết xuất từ các loại thảo dược, thực vật được trồng theo quy trình sạch để đem đến hiệu quả tốt nhất.
Xem trọn bộ thông tin sản phẩm viên xông hơi TCS tại đây!
Hướng dẫn cách dùng viên xông cảm
Thay vì phải tìm kiếm các loại lá xông, rửa lá xông tốn nhiều thời gian, công sức thì với viên xông hơi TCS bạn chỉ cần xông hơi tại nhà với 4 bước vô cùng đơn giản:
- Bước 1: Đun nồi nước xông, đun một nồi nước sạch và đợi sôi
- Bước 2: Thả viên xông cảm TCS vào nồi nước xông và đợi nguội bớt
- Bước 3: Tiến hành xông hơi trong khoảng 20 phút với viên xông giải cảm. Trong quá trình này các tinh dầu thảo dược sẽ được lan tỏa vào trong môi trường và tác động vào da, kích thích lỗ chân lông nở ra đi sâu vào lỗ chân lông và mũi họng để kích thích khứu giác, giúp loại bỏ vi khuẩn, làm sạch hệ hô hấp và chữa trị cảm cúm.
Những lưu ý khi xông hơi trị cảm
Bạn đã hiểu rõ cách dùng viên xông cảm, tuy nhiên dù là lá xông hơi hay viên xông hơi bạn đều cần xông đúng đủ liều lượng và đúng cách.
- Xông giải cảm chỉ nên thực hiện 1 – 2 lần và trong những ngày đầu bị bệnh
- Không tắm ngay sau khi xông hơi, vì khi này lỗ chân lông đang nở ra việc gặp lạnh sẽ khiến lỗ chân lông bịt lại không thể thoát nước dẫn tới cảm nặng hơn.
- Nên xông ở nhiệt độ vừa phải, nhiệt độ xông hơi nên cao hơn nhiệt độ cơ thể khoảng 7 – 8 độ C
- Không xông hơi quá lâu (quá 30 phút)
- Nên uống bù nước sau khi xông hơi: uống một ly chanh nóng hoặc trà gừng nóng, không dùng nước lạnh có thể dẫn tới mất cân bằng nhiệt độ cơ thể một cách đột ngột
- Trong quá trình xông nếu thấy có biểu hiện khó thở, tức ngực, choáng, bủn rủn… cần ngừng xông ngay, trường hợp dấu hiệu trở nặng nên đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám ngay.
Những ai không nên xông hơi giải cảm
Không phải mọi trường hợp cảm đều phù hợp để xông hơi. Người có triệu chứng ho, hắt hơi, ngạt mũi, đau đầu, ớn lạnh… nhưng bị ra mồ hôi nhiều hoặc bị tiêu chảy thì không nên xông hơi. Ngoài ra trong những trường hợp dưới đây bạn cũng không nên xông hơi:
- Phụ nữ đang mang thai
- Phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt
- Người già yếu
- Trẻ nhỏ dưới 12 tuổi
- Người huyết áp cao, huyết áp dao động
- Người có bệnh lý về tâm thần
- Người có bệnh lý ngoài da nặng
Trên đây Sài Gòn TCS đã hướng dẫn bạn chi tiết cách dùng viên xông cảm. Bạn còn có câu hỏi gì cần giải đáp về quy trình xông hơi giải cảm, ngừa cảm hay không? Liên hệ ngay Sài Gòn TCS để được tư vấn, hỗ trợ chi tiết nhất nhé!
Cập nhật các sản phẩm mới nhất của SaigonTCS trên Fanpage Facebook