Mách bạn: Cách làm xông hơi giải cảm hiệu quả ngay tại nhà

Nội dung bài viết

Bác sĩ Dr. Wynn Trần cho biết: Xông hơi có thể giúp chữa các bệnh cảm thông thường nhờ cơ chế tăng nhiệt độ làm kích thích tế bào. Vậy cách làm xông hơi giải cảm như thế nào? Cần chuẩn bị những nguyên liệu gì và các bước thực hiện ra sao? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Khi thời tiết thay đổi, nhất là lúc giao mùa là thời điểm cơ thể dễ mắc bệnh cảm lạnh nhất, đặc biệt là những người có sức đề kháng yếu. Theo kinh nghiệm dân gian, cách xông hơi giảm cảm hiệu quả đó là dùng nồi là xông. Sử dụng các loại lá thơm có tinh dầu.

Cách làm xông hơi giải cảm bằng nồi nước lá

Chuẩn bị nguyên liệu

saigontcs.com-cách làm xông hơi giải cảm

Lá xông cũng phải được chọn phù hợp, phương pháp xông phải đúng cách. Bạn có thể sử dụng các loại lá có chứa tinh dầu mang tính ôn giải biểu trừ phong thông khiếu, kháng sinh khử trùng như: lá chanh, lá sả, hương nhu, ngải cứu, tía tô, kinh giới, bạc hà, lá gừng, lá nghệ,…

Cụ thể nguyên liệu của một nước xông giải cảm bao gồm: lá tre, lá sả, lá bưởi, ngải cứu, hương nhu, bạc hà, tía tô mỗi thứ một nắm to.

Theo đông Y:

  • Lá tre có tác dụng: Giải nhiệt, thanh tâm, tiêu đờm, khiến mồ hôi ra, sát khuẩn, cảm sốt.
  • Lá sả có công dụng: Làm cho ấm bụng tiêu hóa, sát khuẩn, khử uế, tiêu đờm, cảm sốt, đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi, nôn mửa, ho.
  • Lá bưởi giúp: giải cảm, tiêu thực, trị sốt ho, nhức đầu.
  • Ngải cứu có tác dụng: Cầm máu, điều hòa khí huyết.
  • Hương nhu trị: cảm nắng, sốt nóng, nhức đầu, làm cho ra mồ hôi.
  • Bạc hà giúp: Sát khuẩn ngoài da và tai mũi họng, chống viêm. Nước xông bạc hà trị cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi, đau họng.
  • Tía tô khu phong giúp: Trừ hàn, trị cảm mạo.

Cách nấu lá xông hơi giải cảm

Rửa sạch lá rồi cho vào nồi đổ xâm xấp nước, đun lửa nhỏ cho sôi khoảng từ 10-15 phút thì bắc ra. Khi nào xông thì mới cho lá bạc hà vào đun sôi.

Lưu ý: Những loại lá có chứa tinh dầu nên cho vào sau cùng để tránh tinh dầu bay hơi.

Cách xông hơi giải cảm

Chọn nơi kín để xông hơi:

Những nơi kín đáo không có gió thổi là không gian lý tưởng để việc xông hơi diễn ra thuận lợi, mang đến hiệu quả cao.

Thứ tự các bước cần làm khi xông hơi:

  • Trước khi xông hơi cần làm sạch cơ thể.
  • Cởi quần áo, trùm chăn kín đầu, từ từ mở nồi nước lá để cơ thể thích nghi dần, sao cho độ nóng ở mức có thể chịu đựng được. Không nên mở hẳn nồi nước lá vì làm quá nhanh và đột ngột có thể khiến cơ thể dễ bị sốc nhiệt.
  • Xông hơi đến khi nào nồi nước lá hết nóng, mồ hôi ướt đầm chảy ròng ròng mới thôi. Trong quá trình xông, hãy hít thở mạnh và sâu để tinh dầu đi vào trong phế nang.
  • Sau đó mở chăn từ từ cho cơ thể thích nghi dần với nhiệt độ bên ngoài.
  • Tiếp đó, tắm nhanh rồi lau khô người. Chú ý nên tắm nước ấm, sau đó mặc quần áo, đắp chăn nằm nghỉ.

Lưu ý: Với bệnh nhân già yếu, có bệnh mãn tính thì khi xông hơi phải có người ngồi hỗ trợ phía sau để khỏi ngã.

Cách xông hơi giải cảm bằng viên xông hơi tẩm tinh dầu

Phương pháp xông hơi bằng viên xông tinh dầu mang đến hiệu quả cao hơn so với sử dụng lá. Bạn chỉ cần bỏ viên xông hơi vào nồi điện ấn nút xông là có thể xông ngay. Không cần phải mất thời gian tìm kiếm các loại nguyên liệu lá.

Viên xông hơi tinh dầu ngải cứu được làm từ các loại lá có chứa hàm lượng tinh dầu lớn như Ngải Cứu, Tràm, Tía Tô, Bưởi, Bạch Đàn Chanh, Sả Java, Bạc Hà,… 100% nguyên chất không pha trộn chất tạo mùi nên hiệu quả sát khuẩn và giải cảm cực kỳ mạnh.

Khi xông hơi, nếu bạn dùng nồi cơm điện thì hãy đun nước sôi rồi mới cho viên xông vào. Sau đó rút điện ra và đậy nắp lại để tránh tinh dầu bay ra ngoài. Sau đó cho nồi cơm điện vào trùm kín chăn và mở nắp hé từ từ để tránh bị nóng.

saigontcs.com-cách làm xông hơi giải cảm

Lưu ý:

  • Khi xông hơi bạn thực hiện 1 ngày xông 1 lần, mỗi lần xông 1 viên.
  • Nên xông 1 ngày nghỉ 1 ngày.
  • Xông liên tục trong 4-5 ngày là có thể ngừa cảm cúm.

Những câu hỏi khi xông hơi giải cảm

Xông hơi giải cảm bao lần một ngày?

Người bị bệnh cảm cúm chỉ cần xông 1-2 lần/ ngày là được. Không nên xông quá nhiều sẽ gây mất nước, gây ra các tác hại khác.

Đối tượng không nên xông hơi?

  • Người bị huyết áp cao, tim mạch, mắc bệnh ngoài da, phụ nữ mang thai, người hay ra mồ hôi, mất máu nhiều, mới ốm dậy, người cao tuổi, trẻ em dưới 12 tuổi…
  • Không xông hơi khi đang sốt cao hoặc đang hôn mê.
  • Không xông hơi với người bị cảm nắng, có triệu chứng ra nhiều mồ hôi, hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, mặt đỏ, chao đảo, mệt lả.

LỜI KẾT:

Trên đây là cách làm xông hơi giải cảm vô cùng đơn giản, bạn có thể thực hiện tại nhà. Nếu bạn muốn trị cảm nhanh chóng và đạt hiệu quả cao thì nên lựa chọn viên xông hơi tinh dầu. Hiệu quả của phương pháp đã được chứng minh. Do đó bạn hoàn toàn có thể yên tâm áp dụng nhé. Tham khảo thêm thông tin sản phẩm trên website: saigontcs.com.

Chia sẻ & Bình Luận

Đừng quên chia sẻ bài viết và để lại bình luận của bạn nếu bạn thấy nội dung giá trị nha. 

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT MỚI NHẤT