Hướng dẫn cách xông ngải cứu: Xông mặt, xông mũi, xông toàn thân bằng ngải cứu

Nội dung bài viết

Xông ngải cứu là một trong những giải pháp hỗ trợ chăm sóc, cải thiện sức khỏe và điều trị bệnh được áp dụng phổ biến trong dân gian. Bạn đã biết đến những tác dụng tuyệt vời đến từ xông ngải cứu hay chưa? Không chần chờ gì nữa! Cùng Sài Gòn TCS xem ngay những cách xông ngải cứu tại nhà và khám phá công dụng của việc xông hơi với ngải cứu nhé!

Hướng dẫn xông ngải cứu đúng cách

Ngải cứu có thể dùng để xông mặt, xông mũi thậm chí là xông hơi toàn thân, mỗi giải pháp lại mang đến những công dụng tuyệt vời khác nhau.

1. Xông mặt bằng ngải cứu

saigontcs.com-xông ngải cứu

Ngải cứu có chứa giàu Vitamin B, C, Gluco, axit malic… giúp kháng viêm, chống oxy hóa, kích thích trao đổi chất và tuần hoàn máu, giúp đào thải độc tố, tế bào chế và bụi bẩn trên da. Thêm vào đó là các hoạt chất cineol, dehydro matricaria este… giúp thư giãn, làm dịu tinh thần hiệu quả.

Vậy nên việc xông mặt bằng ngải cứu thường xuyên sẽ giúp bạn:

  • Ngăn ngừa viêm da, làm giảm các vết sưng viêm do mụn
  • Dưỡng da sáng khỏe, mịn màng, hồng hào và ngừa mụn và giữ ẩm cho làn da
  • Ngăn ngừa các sắc tố, vết chàm, mụn nước và bệnh về da

Cách xông mặt bằng ngải cứu:

Chuẩn bị: 100g lá ngải cứu, hoặc (50g ngải cứu, 25g tía tô, 25g kinh giới, ½ quả chanh, 1 chút muối)

Cách làm:

  • Bước 1: Rửa sạch ngải cứu (và các nguyên liệu) sau đó cho vào nồi đem đun sôi với khoảng 1 lít nước.
  • Bước 2: Đợi nước nguội bớt 5 – 10 phút sau đó tiến hành xông mặt. Đổ nước vào chậu hoặc bát sạch áp mặt xuống cách chậu khoảng 20 – 30cm, dùng khăn to quấn kín đầu và chậu để hơi nước không thoát ra ngoài. Thư giãn trong khoảng 15 – 20 phút sau đó dùng khăn sạch thấm khô nước trên mặt.
  • Bước 3: Đợi khoảng 15 phút đến khi lỗ chân lông thu nhỏ bạn rửa lại mặt với nước lạnh sau đó thực hiện các bước chăm sóc da.

2. Xông mũi bằng ngải cứu

Bạn có thể áp dụng cách xông ngải cứu, xông mũi bằng ngải cứu để khắc phục tình trạng viêm mũi dị ứng, hắt hơi, ngứa mũi, nghẹt mũi… hay các bệnh cảm cúm, viêm xoang.

Cách xông mũi bằng ngải cứu:

Chuẩn bị: 50g ngải cứu, 1 ít muối hạt, 500ml nước

Cách làm:

  • Bước 1: Loại bỏ rễ và lá úa sau đó rửa sạch ngải cứu và pha với nước muỗi loãng ngâm trong khoảng 15 phút.
  • Bước 2: Cho ngải cứu vào nồi nước đun sôi trong khoảng 5 phút, sau khi nước sôi bạn cho thêm vài hạt muối và khuấy đều.
  • Bước 3: Tắt bếp và để nước nguội bớt khoảng 45 độ C, sau đó tiến hành xông mũi. Dùng khăn trùm kín đầu và từ từ mở nắp nồi nước xông hoặc bát nước xông. Hít sâu bằng mũi, thở bằng miệng để tinh dầu đi sâu vào khoang mũi.

3. Xông toàn thân bằng ngải cứu

Ngải cứu có thể được dùng để xông hơi toàn thân với nhiều công dụng sau:

  • Trị mụn, mẩn ngứa, mề đay trên da
  • Hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp, thần kinh tọa
  • Giúp lưu thông máu tốt hơn, phòng ngừa tình trạng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu
  • Đào thải độc tố, tăng cường tuần hoàn máu giúp cơ thể luôn khỏe mạnh

Cách xông toàn thân bằng ngải cứu:

Chuẩn bị: Để xông ngải cứu bạn cần khoảng: 200g lá ngải cứu, 100g tía tô

Cách làm:

Bước 1: Rửa sạch ngải cứu và tía tô sau đó đun sôi trong khoảng 5 phút

Bước 2: Đợi nước nguội bớt khoảng 5 – 10 phút thì tiến hành xông hơi toàn thân trong khoảng 30 phút.

  • Bạn cần ngồi trong phòng kín gió để xông, khi xông trùm kín khăn hoặc chăn mỏng lên toàn bộ thân và đầu.
  • Đặt nồi nước xông trước mặt và trùm kín chăn sau đó hé mở nồi xông từ từ để hơi nước bốc ra vừa phải tránh bị bỏng.
  • Trong quá trình xông hơi hút thở chậm rãi, hít sâu để tinh dầu đi vào xoang mũi và mồ hôi có thời gian thoát ra các lỗ chân lông
  • Xông hơi khoảng 20 – 30 phút thì ngừng, sau khi xông dùng khăn lau sạch mồ hôi và nghỉ ngơi, tuyệt đối không nên tắm ngay sau khi xông hơi.

Những lưu ý khi xông ngải cứu

saigontcs.com-xông ngải cứu

Tùy theo công thức xông hơi bạn đang áp dụng mà chúng ta có những lưu ý quan trọng sau:

  • Thời gian xông: Đảm bảo thời gian xông phù hợp với tình trạng cơ thể, tránh trường hợp xông hơi quá lâu. Với xông mặt xông mũi nên xông trong khoảng 10 – 15 phút, với xông toàn bộ cơ thể xông từ 20 – 30 phút.
  • Tần suất xông: Chỉ nên xông hơi 2- 3 lần/ tuần tránh việc lạm dụng xông hơi có thể khiến da khô, mất nước…
  • Không tắm sau khi xông hơi: Bạn không nên tắm hoặc rửa mặt ngay sau khi xông hơi. Đối với xông hơi mặt nên rửa mặt với nước mát sau 10 phút xông. Đối với xông hơi toàn thân tuyệt đối không tắm sau xông hơi, nên tắm sau khi xông hơi khoảng 6h để đảm bảo sức khỏe (tốt nhất bạn nên tắm trước khi xông hơi, và chỉ dùng khăn thấm khô mồ hôi sau khi xông).

Để xông hơi an toàn đúng cách bạn xem thêm:

Trên đây Sài Gòn TCS đã mách bạn chi tiết cách xông ngải cứu đúng chuẩn để chăm sóc cơ thể tốt nhất! Hy vọng rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về những lợi ích đặc biệt đến từ loại thảo mộc, thảo dược quen thuộc này.

Cập nhật các sản phẩm mới nhất của SaigonTCS trên Fanpage Facebook

Chia sẻ & Bình Luận

Đừng quên chia sẻ bài viết và để lại bình luận của bạn nếu bạn thấy nội dung giá trị nha. 

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT MỚI NHẤT