Xông hơi trị cảm hiệu quả, tuy nhiên không phải ai cũng phù hợp để xông hơi trị cảm. Nếu bạn đang thắc mắc cảm cúm có nên xông hơi không? Và những ai không nên xông hơi để trị cảm cúm? Bài chia sẻ dưới đây của SaigonTCS sẽ cùng bạn giải đáp!
Cảm cúm có nên xông hơi hay không?
Xông hơi giúp giảm bớt các triệu chứng cảm cúm, cảm lạnh hiệu quả và tiêu trừ khó chịu cho người bệnh. Hơi nước bốc lên từ nồi xông giúp làm giãn nở mạch máu ngoại vi, kích thích lưu thông khí huyết và kích thích tuyến mồ hôi đào thải độc tố trong cơ thể ra ngoài. Theo đông y các tà khí gây bệnh như: hàn, thấp, phong tà có thể được đưa ra ngoài thông qua tuyến mồ hôi trong quá trình xông hơi từ đó giúp trị cảm hiệu quả.

Xông hơi trị cảm thường dùng các loại lá xông quen thuộc như: sả, bưởi, hương nhu, tía tô, kinh giới, bạc hà… Tinh dầu từ các loại lá này mang đến nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe: Giúp thanh tâm, giải nhiệt, sát khuẩn, tiêu đờm, cảm sốt, trị sốt, ho, nhức đầu… giúp thư giãn cơ thể. Trong đó:
- Lá tre: Giúp thanh tâm, giải nhiệt, tiêu đờm khiến mồ hôi ra, sát khuẩn, cảm sốt.
- Sả: Làm ấm bụng, sát khuẩn, khử uế, tiêu đờm, cảm sốt, đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi, nôn mửa, no
- Lá bưởi: Giải cảm, tiêu thực, trị sốt ho, nhức đầu
- Ngải cứu: Ngải cứu có tác dụng cầm máu, điều hòa khí huyết…
- Hương nhu: Trị cảm nắng, sốt nóng, nhức đầu, làm cho ra mồ hôi
- Tía tô: Khu phong trừ hàn, trị cảm mạo
- Bạc hà: Nước xông bạc hà trị cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi, đau họng
Vậy nên có thể khẳng định rằng bạn có thể xông hơi giải cảm!
Cách xông hơi trị cảm tại nhà
Bạn đã biết cảm cúm có nên xông hơi không. Tiếp theo hãy xem ngay 3 bước đơn giản để bạn tự xông hơi giải cảm tại nhà:
Bước 1: Chuẩn bị lá xông
Chuẩn bị đầy đủ các loại lá xông và rửa sạch từng nguyên liệu

Bước 2: Nấu lá xông
Cho các loại lá xông vào nồi đổ xâm xấp nước và đun nhỏ lửa cho đến khi sôi. Mở lửa nho cho sôi 3 – 5 phút thì bắc ra.
Bước 3: Xông giải cảm
Bạn vào phòng kín không có gió thổi, đặt nồi lá xông sau đó cởi bớt quần áo, trùm chăn kín đầu với nồi nước xông bên trong. Mở từ từ nồi nước lá để cơ thể thích nghi xông 5 – 10 phút cho đến khi môi ướt đầm chảy ròng mới thôi. Sau đó bạn mở chăn một chút để thích nghi rồi mới mở chăn hoàn toàn.
Lưu ý quan trọng khi xông hơi giải cảm
Để xông hơi đạt hiệu quả tối ưu bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Không tắm ngay sau khi xông hơi, bạn chỉ nên dùng khăn khô lau sạch mồ hơi sau không (hãy tắm rửa trước khi xông hơi).
- Xông hơi từ từ tránh gây bỏng
- Không xông hơi quá 30 phút
- Nên bù nước sau khi xông hơi bằng cách uống nước ấm hoặc nước trái cây
- Trong quá trình xông nếu xuất hiện các dấu hiệu khó thở, choáng váng, bủn rủn tay chân… bạn nên ngừng xông hơi ngay.
- Không lạm dụng xông hơi, xông hơi quá liều có thể khiến bệnh nặng thêm

Những ai không nên xông hơi giải cảm
Xông hơi mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời, tuy nhiên không phải ai cũng phù hợp với việc xông hơi. Đối với những trường hợp sau bạn không nên xông hơi trị cảm.
- Người đang sốt cao, bị ra nhiều mô hôi hay tiêu chảy. Bởi cơ thể đang mất nước mà lại xông hơi nữa thì càng không tốt.
- Người bị mất máu xông hơi có thể gây tụt huyết áp
- Người huyết áp cao, huyết áp dao động, mắc các bệnh lý tim mạch
- Người suy nhược, già yếu hoặc mới ốm dậy
- Phụ nữ đang mang thai hay trong kỳ kinh nguyệt
- Trẻ nhỏ dưới 12 tuổi
- Người có bệnh lý về tâm thần
- Người mắc cách bệnh ngoài da
- Người bị cảm do nắng, mệt lả, buồn nôn
Vậy là bạn đã giải đáp được câu hỏi cảm cúm có nên xông hơi hay không. Hy vọng rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về việc xông hơi giải cảm ngay tại nhà và biết xông hơi trị cảm cho đúng cách, đúng quy trình.
Xem thêm: Cách xông hơi giải cảm chi tiết tại đây!