Xông hơi giúp giải cảm hỗ trợ mau chóng khỏi bệnh, tất nhiên là chúng ta đang nói tới việc xông hơi hợp lý và đúng cách! Bạn đang có nhu cầu xông hơi giải cảm nhưng lại thắc mắc không biết xông hơi cần lưu ý những gì? Trước và sau khi xông hơi giải cảm nên làm gì? Bài chia sẻ sau của Sài Gòn TCS sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc ngay!
Sau khi xông hơi giải cảm nên làm gì?
Sau khi hoàn tất xông hơi, bạn cần lưu ý:
- Với mùa hè: Không được nằm máy lạnh hoặc nằm dưới quạt điện mạnh sau khi mới xông hơi xong
- Không được tắm ngay sau khi xông hơi (nếu phải tắm sau khi xông thì bạn nên chờ khoảng 30 phút đến 1 tiếng mới tắm sau xông). Với trường hợp cơ thể yếu bệnh tốt hơn hết bạn KHÔNG nên tắm sau khi xông, hãy tắm trước khi xông hơi.
- Dùng khăn bông, khăn khô thấm sạch mồ hôi sau xông (Không nên tắm sau khi xông hơi giải cảm)
- Tiến hành nghỉ ngơi sau xông, tốt hơn hết bạn nên nằm ngồi nghỉ có thể ăn nhẹ hoặc uống bổ sung một cốc nước trái cây hoặc nước ấm.
Lưu ý: Tuyệt đối “không tắm ngay sau khi xông hơi” bởi vì sau khi xông hơi các lỗ chân lông của bạn đang giãn nở, khi này nếu tắm ngay sẽ làm các lỗ chân lông co bít lại, làm giảm máu huyết lưu thông, gây đau nhức cơ thể có thể nhiễm cảm khiến bệnh nặng hơn.
Trước khi xông hơi nên làm gì?
Đối với xông hơi giải cảm tại nhà để xông hơi an toàn, đúng cách trước khi xông bạn nên:
- Kiểm tra tình trạng sức khỏe bản thân có phù hợp để xông hơi hay không? (Xem lưu ý phía dưới)
- Tắm, làm sạch cơ thể trước khi xông hơi để tạo điều kiện cho quá trình xông hơi đạt hiệu quả tốt nhất. Điều này sẽ giúp quá trinh toát mồ hôi, bài tiết chất cặn bã diễn ra thuận lợi hơn đồng thời mang đến cảm giác thư thái và sảng khoái tối đa khi xông.
Những trường hợp không nên xông hơi giải cảm
Đối với xông giải cảm bạn cần lưu ý:
- Chỉ nên thực hiện xông giải cảm với các trường hợp cảm nhẹ, mới bị trong khoảng 1 – 2 ngày, khi này thì gió độc đang nằm dưới da xông hơi sẽ giúp mở các lỗ chân lông và đưa các khí độc thoát ra ngoài. Qua ngày thứ 3, thứ 4 gió độc đã xâm nhập vào sâu cơ thể lúc này thì xông hơi sẽ khó đem lại hiệu quả.
- Chỉ nên thực hiện xông giải cảm 1 – 2 lần không tiến hành xông liên tục hoặc lạm dụng việc xông hơi bởi có thể khiến cơ thể mất nước và ốm mệt hơn.
- Không xông hơi với các trường hợp cảm thử (cảm nắng) có triệu chứng ra mồ hôi nhiều, hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, mặt đỏ, mệt lả…
- Người bị cao huyết áp, tim mạch, bệnh tim… bệnh ngoài da hay phụ nữ mang thai, người hay ra mồ hôi, mới ốm dậy, người cao tuổi, trẻ em dưới 12 tuổi cũng không nên xông hơi.
- Trong quá trình xông hơi nếu thấy tức ngực, khó thở, choáng váng… cần ngừng xông ngay, nếu triệu chứng nặng hơn cần đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra, thăm khám kịp thời.
Những lưu ý để thực hiện xông hơi giải cảm đúng cách
Thời điểm xông giải cảm
Xông giải cảm chỉ nên thực hiện trong 1 – 2 ngày đầu khi nhiễm lạnh, khoảng từ ngày thứ 3 trở đi cơ thể đã cảm nhiễm lạnh vào sâu cơ thể lúc này thì bạn không nên tiến hành xông hơi nữa.
Dược liệu – lá xông
Đối với xông giải cảm bạn có thể dùng các loại lá xông quen thuộc hoặc viên xông giải cảm đều được. Lưu ý cần làm sạch lá xông kỹ lưỡng hoặc chọn mua viên xông giải cảm uy tín, an toàn đảm bảo không chứa hóa chất độc hại…
Nhiệt độ xông
Chỉ nên để nhiệt độ xông cao hơn nhiệt độ cơ thể từ 7 – 8 độ C. Tránh trường hợp để nhiệt độ xông thay đổi đột ngột, bạn nên mở hé nắp nồi xông dần dần để cơ thể kịp làm quen với nhiệt độ xông.
Thời gian xông
Tiến hành xông hơi giải cảm trong khoảng 5 – 15 phút khi nào mồ hôi ra đều toàn thân thì dừng. Không xông hơi lâu quá 30 phút.
Trên đây Sài Gòn TCS đã giúp bạn giải đáp câu hỏi sau khi xông hơi giải cảm nên làm gì. Hy vọng rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cách xông hơi giải cảm an toàn đúng cách nhất!
Ngoài ra nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào về vấn đề xông hơi giải cảm liên hệ ngay cùng Sài Gòn TCS nhé!
Cập nhật các sản phẩm mới nhất của SaigonTCS trên Fanpage Facebook