Những thảo dược xông hơi giải cảm hiệu quả nhất

Nội dung bài viết

Bạn đang phân vân với công thức xông hơi giải cảm. Bạn không biết loại lá nào thường dùng để xông giải cảm và thảo dược xông hơi giải cảm tốt nhất và cần thiết nhất? Bài viết sau của Sài Gòn TCS sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết hơn về các loại thảo dược được dùng để xông hơi giải cảm nhé!

Các loại thảo dược xông hơi giải cảm

Nồi nước lá xông là một trong những công thức trị cảm cúm đơn giản hiệu quả và vẫn được nhiều gia đình áp dụng để chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình! Mùi hương thơm từ các loại thảo mộc, những loại lá quen thuộc không chỉ đầy lùi nhanh chóng cơn cảm cúm khó chịu mà còn làm thư giãn đầu óc một cách tuyệt vời!

saigontcs.com-thảo dược xông hơi giải cảm

Vậy những loại thảo dược xông hơi nào được áp dụng nhiều nhất? Đối với nồi nước lá xông thảo dược chúng ta thường sử dụng những loại lá xông quen thuộc sau:

  • Tía tô: Tía tô được biết đến với tính ấm, vị cay, lợi vào kinh tỳ, phế có tác dụng phát tán phong hàn, hóa đờm, giải uất, giải độc…
  • Kinh giới: Với tác dụng hạ sốt, giảm đau, chống viêm, tán hàn… hỗ trợ trị cảm lúc giao mùa cực kỳ tốt.
  • Ngải cứu: Với vị đắng, tính ấm, mùi thơm đi vào kinh tỳ, can, thận giúp xoa dịu thần kinh, cải thiện tuần hoàn máu, trị cảm cúm do ho lạnh, hỗ trợ tốt cho các trường hợp suy nhược cơ thể.
  • Hương nhu: Được biết đến với tính kháng khuẩn, kháng virus, chống viêm, giảm đâu hiệu quả loại thảo mộc này có vị cay, tính hơi ôn, vào kinh phế và vị giúp phát hãn, thanh thử, tán thấp, hành thủy cực tốt, giúp chữa cảm nắng, cảm hàn.
  • Sả: Sả có vị cay the, thơm, tính ấm có tác dụng ra mồ hôi, giúp chống viêm, tiêu đờm, sát khuẩn, khử mùi hôi…
  • Chanh: Tinh dầu chứa trong chanh có tác dụng dễ hô hấp, chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch.
  • Bạc hà: Có vị cay, nóng và mùi thơm dịu nhẹ the mát, bạc hà còn chứa các chất chống oxy hóa và hàm lượng canxi, vitamin B, kali cao giúp tăng cường hệ miễn dịch, trị cảm lạnh thông thường, kháng viêm, giảm đau…
  • Bưởi: Lá bưởi có vị đắng, thơm, tính ấm có tác dụng trừ hàn, tán khí, thông kinh lạc, giải cảm trừ đờm, hoạt huyết tiêu sưng. Vỏ bưởi vị đắng cay, tính bình, tác dụng trừ phong hóa đờm, tiêu tích, tiêu phù, hòa huyết giảm đau.
  • Cúc tần: Cúc tần có công dụng trị ho, cảm sốt, nhức đầu, sốt xuất huyết…
  • Đại bi: Đại bi các tác dụng tiêu thũng, khu pong, hoạt huyết, tán ứ. Lá đại bi còn chữa ho, cảm sốt, đầy bụng…
  • Khuynh diệp: Có công dụng giảm các triệu chứng cảm lạnh hiệu quả.

Và còn khá nhiều loại lá, thảo mộc quen thuộc mà tùy theo từng vùng miền khác nhau chúng ta sẽ bổ sung thêm vào nồi nước lá xông giải cảm nữa.

Tất nhiên bạn không phải tìm đầy đủ tất cả các loại thảo dược xông hơi giải cảm bạn chỉ cần 3 – 5 loại lá, thảo mộc là đã có một nồi nước lá xông cực kỳ tốt rùi!

Hướng dẫn xông hơi giải cảm

Đối với xông hơi giảm cảm bạn thực hiện theo các bước sau:

  • Cởi quần áo hoặc mặc quần áo mỏng khi xông. Bạn trùm chăn kín đầu, từ từ mở nồi nước lá để cơ thể thích nghi dần, sao cho độ nóng ở mức có thể chịu đựng được. Không nên mở hẳn nồi nước lá vì làm quá nhanh và đột ngột có thể khiến cơ thể dễ bị sốc nhiệt.
  • Xông hơi đến khi nào nồi nước lá hết nóng, mồ hôi ướt đầm chảy ròng ròng mới thôi. Trong quá trình xông, hãy hít thở mạnh và sâu để tinh dầu đi vào trong phế nang.
  • Sau đó mở chăn từ từ cho cơ thể thích nghi dần với nhiệt độ bên ngoài.
  • Tiếp đó, tắm nhanh rồi lau khô người. Chú ý nên tắm nước ấm, sau đó mặc quần áo, đắp chăn nằm nghỉ.

Mách bạn những lưu ý khi xông hơi giải cảm

saigontcs.com-sau khi xông hơi giải cảm nên làm gì

Đối với xông hơi giải cảm bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Xông đúng liều lượng và đúng cách: Với xông giải cảm bạn chỉ nên xông trong 1 – 2 ngày đầu mới bị cảm.
  • Khi xông giữ khoảng cách vừa đủ, tránh để gần nồi nước xông hoặc mở nồi nước xông quá nhanh có thể bị bỏng. Thỉnh thoảng nên chui ra ngoài để hít thở nếu thấy ngộp thở, tuyệt đối không cố chịu đựng quá lâu.
  • Không xông hơi với người bệnh tăng huyết áp hoặc mắc các vấn đề về tim mạch, phụ nữ mang thai, người có bệnh hen suyễn
  • Nên xông với nhiệt độ nước trung bình từ 60 – 70 độ C (xông theo sức chịu đựng của cơ thể) khi xông cần hé nắp vung từ từ tránh bị bỏng.
  • Sau khi xông không tắm ngay chỉ nên dùng khăn mềm lau sạch lớp mồ hôi sau đó tiến hành nghỉ ngơi.
  • Nên uống bù nước hoặc ăn nhẹ, ăn canh hoặc súp sau khi xông hơi để bù nước cho cơ thể

Bạn có thể xem chi tiết những lưu ý cần biết khi xông hơi giải cảm tại đây!

Trên đây Sài Gòn TCS đã mách bạn TOP những loại thảo dược xông hơi giải cảm tốt nhất và quen thuộc nhất. Hy vọng rằng bài chia sẻ trên đã giúp bạn dễ dàng tìm được các loại lá xông phù hợp!

Ngoài ra nếu bạn không muốn mất nhiều thời gian tìm lá xông, rửa lá xông hãy chọn ngay viên xông hơi tinh dầu TCS – Viên xông hơi chứa 100% tinh dầu thiên nhiên nguyên chất an toàn và tốt cho sức khỏe.

Xem trọn bộ thôn tin sản phẩm, cách dùng viên xông hơi tinh dầu ngay bạn nhé!

Cập nhật ngay các sản phẩm mới nhất của SaigonTCS tại Fanpage Facebook

 

Chia sẻ & Bình Luận

Đừng quên chia sẻ bài viết và để lại bình luận của bạn nếu bạn thấy nội dung giá trị nha. 

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT MỚI NHẤT